Trang chủ » Là gì » Nha chu là gì? Những dấu hiệu của viêm nha chu

Nha chu là gì? Những dấu hiệu của viêm nha chu

Viêm nha chu có thể gặp ở cả người lớn cũng như trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những tổn thương đến xương hàm, khả năng nâng đỡ của răng. Vậy nha chu là gì, dấu hiệu nhận biết như thế nào? Cùng peopleforjesse.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Bệnh nha chu là gì?

Nha chu là tình trạng răng, xung quanh răng bị viêm nhiễm
Nha chu hay còn gọi là viêm nha chu, đây là tình trạng xung quanh răng bị nhiễm trùng, viêm nướu. Bệnh này được chia thành hai nhóm chính là viêm lợi và viêm nha chu.
Viêm lợi thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì
Viêm nha chu có thể gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Nếu viêm lợi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm nha chu. Khi đó, người bệnh sẽ có hiện tượng bong nướu răng, thậm chí là rụng răng. Theo kết quả thống kê, viêm nha chu và sâu răng luôn đứng đầu danh sách về tình trạng sức khỏe răng miệng nguy hiểm mà chúng ta thường gặp.

II. Nguyên nhân gây ra viêm nha chu

Nha chu xuất hiện chủ yếu là do vi khuẩn tích tụ trên răng tạo thành vôi răng. Theo thời gian, vôi răng sẽ phát triển theo đường viền nướu, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu không loại bỏ những mảng bám vôi răng kịp thời, chúng có thể gây ra viêm nướu và nha chu.
Bên cạnh sự hình thành của mảng bám vôi răng, đôi khi nha chu còn xuất hiện do những yếu tố khác. Vậy nguyên nhân làm tăng nguy cơ của viêm nha chu là gì?
  • Hút thuốc lá: Theo kết quả thống kê, có đến 90% người mắc viêm nhu chu có thói quen hút thuốc lá không đạt được kết quả điều trị như mong muốn.
  • Bệnh tiểu đường: Các bác cho cho biết, những người bị đái tháo đường thường có tỷ lệ bị viêm nha chu cao hơn người khác.
  • HIV/AIDS: Những người bị HIV/AIDS thường bị viêm nha chu do hệ miễn dịch của cơ thể đã suy giảm.
  • Ung thư: Sự xuất hiện của những tế bào ung thư và phương pháp điều trị ung thư có khả năng làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu.
  • Di truyền: Trong một số trường hợp, tình trạng viêm nha chu có thể liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Tác dụng của một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm tăng nguy cơ của viêm nha chu như thuốc giãn mạch, thuốc làm giảm tuyến nước bọt, thuốc điều trị cao huyết áp…

III. Dấu hiệu, triệu chứng của viêm nha chu

Hơi thở có mùi, màu sắc của nướu màu tím là dấu hiệu của viêm nha chu
Nướu răng khỏe mạnh thường sẽ có màu sắc hồng nhạt. Vì thế, nếu chúng có hiện tượng sưng đỏ, dễ chảy máu và mề thì đây có thể là dấu hiệu của viêm nha chu. Ngoài ra, nha chu còn có một số những triệu chứng như sau:
  • Màu sắc của nướu đôi lúc chuyển sang màu tím
  • Khi chạm tay vào nướu có cảm giác khó chịu, đau nhức
  • Do nướu có xu hướng tuột ra nên thân răng có vẻ dài hơn so với bình thường
  • Khoảng cách giữa răng có dấu hiệu gia tăng
  • Hơi thở có mùi khó chịu do việc hình thành mủ ở giữa răng và nướu
  • Khi đánh răng, xỉa răng hay dùng chỉ nha khoa sẽ bị chảy máu chân răng
  • Có vị kim loại trong miệng. Răng bị lung lay gây khó khăn cho việc nhai thức ăn.

IV. Bệnh viêm nha chu có điều trị được không?

Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi tìm hiểu nha chu là gì. Theo ý kiến của các bác sĩ, tùy theo mức độ phát triển của nha chu mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Nếu những triệu chứng của viêm nha chu nhẹ, chưa gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng thì người bệnh sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị không xâm lấn như:
  • Lấy cao răng: Đây là phương pháp giúp loại bỏ những mảng bám, vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng.
  • Chà chân răng: Thủ thuật điều trị này sẽ làm nhẵn bề mặt răng, nhờ đó mà ngăn chặn tình trạng vi khuẩn hình thành, phát triển.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng viêm nha chu chính là do vi khuẩn. Vì thế việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả tốt.

2. Phương pháp điều trị xâm lấn

Nếu không được điều trị kịp thời, nha chu có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm về răng miệng
Với những trường hợp viêm nha chu nghiêm trọng hoặc áp dụng phương pháp điều trị không xâm lấn không phù hợp thì phẫu thuật sẽ là sự lựa chọn cuối cùng. Một số phương pháp phẫu thuật được dùng để điều trị viêm nha chu như:
  • Phẫu thuật Flap: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ ở nướu để làm lộ chân răng, nhờ đó mà quá trình cạo vôi răng và chà chân răng được dễ dàng hơn.
  • Ghép men răng: Để khắc phục tình trạng hình thành của mảng bám cao răng khiến lớp mèn răng bị bào mòn, bác sĩ tiến thành quá trình ghép men răng từ việc hiến tặng hoặc từ xương tổng hợp.
  • Phương pháp men răng tái sinh: Bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt gel đặc chứa protein có trong men răng vào chân răng bị viêm của người bệnh. Sự bổ sung protein này sẽ kích thích xương và mô mềm tại chân răng phát triển khỏe mạnh hơn.

V. Làm thế nào để ngăn ngừa viêm nha chu

Để có được sức khỏe răng miệng tốt cũng như ngăn ngừa những bệnh liên quan, các chuyên gia sức khỏe vẫn luôn khuyến cáo mọi người nên thực hiện một số thói quen như sau:
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ và vệ sinh răng đúng cách.
  • Nên sử dụng bàn chải mềm khi vệ sinh răng miệng và thay bàn chải sau khoảng 3-4 tháng.
  • Đánh răng ít nhất là 2 lần/ngày, hoặc có thể nhiều hơn.
  • Sử dụng nước súc miệng cùng với đăng răng hàng ngày để loại bỏ những mảng bám giữa các răng.
  • Hạn chế sử dụng tăm xỉa răng mà nên thay vào đó là chỉ nha khoa.
  • Ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh và trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nhìn chung, viêm nha chu có thể được nhận biết sớm thông qua những triệu chứng như chảy máu chân răng, sưng lợi… Do đó, khi thấy những dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu rõ hơn nha chu là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh như thế nào. Hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để có hàm răng chắc khỏe, trắng bóng nhé.

Các bài viết khác