IMF là tổ chức quốc tế có nhiệm vụ giám sát hệ thống tài chính toàn cầu cũng như hỗ trợ, giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Vậy tổ chức IMF là gì? Cùng peopleforjesse.com tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.
I. IMF là tổ chức gì?
IMF là viết tắt của từ International Monetary Fund, có nghĩa là Quỹ tiền tệ Quốc tế. Đây là tổ chức bao gồm 189 quốc gia tham gia làm việc nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, ổn định tài chính, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm và tăng trưởng kinh tế thế giới, xóa đói giảm nghèo toàn cầu.
Trụ sở chính của Quỹ tiền tệ Quốc tế được đặt tại Washington D.C, thủ đô Hoa Kỳ.
Nguồn vốn của IMF là vốn cổ phần của các nước thành viên. Những quốc gia có cổ phần lớn trong Quỹ tiền tệ Quốc tế là Mỹ với 17.46%; Đức 6.1%; Nhật Bản là 6.26%; Anh 5.05% và Pháp là 5.05%.
II. Lịch sử ra đời của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Để hiểu rõ IMF là gì, được thành lập như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử ra đời của Quỹ tiền tệ Quốc tế. Cuối thế chiến thứ 2, các nước đồng minh bắt đầu nghiên cứu về việc trợ giúp các nước phục hồi sau cuộc chiến tranh, 44 nước đã tham dự Hội nghị tiền tệ và tài chính của Liên Hợp Quốc đã được triệu tập tại Mỹ từ 1/7 đến 22/7/1944 nhằm triển khai thành lập hệ thống cấu trúc tiền tệ toàn cầu.
Kết quả là Quỹ tiền tệ Quốc tế đã được thành lập. Ngày 27/12/29145, điều lệ thành lập Quỹ tiền tệ Quốc tế – IMF đã được 29 nước chính thức ký kết. IMF chính thức hoạt động từ ngày 1/3/1947 và tiến hành cho vay khoản tiền đầu tiên từ ngày 8/5/1947. Có thể nói đây là tổ chức quốc tế về tài chính, tiền tệ mà thành viên tham gia là chính phủ các nước. Thời gian đầu thành lập, IMF là tổ chức hợp tác giám sát hoạt động tiền tệ quốc tế, đồng thời hỗ trợ hệ thống bằng những khoản tiền dưới hình thức cho các nước tham gia vay.
Trải qua nhiều biến chuyển của nền kinh tế, hệ thống tiền tệ toàn cầu, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF đã cố gắng hoàn thiện và phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định tỷ giá hối đoái và đấu tranh chống phân biệt đối xử.
III. Cơ cấu tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế
Như đã chia sẻ, nguồn vốn chủ yếu của IMF là khoản tiền đóng góp từ các nước tham gia. Mức đóng góp sẽ căn cứ theo tiềm lực kinh tế, tài chính của từng quốc gia. Tổng số tín dụng các thành viên tham gia có thể nhận được trong một năm không được pháp quá 25% số tiền nộp vào IMF. Để vay tín dụng đối với những nước đang phát triển, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF đã quy định những điều kiện cụ thể có tính chất chính trị – xã hội.
Cơ cấu tổ chức của Quỹ tiền tệ quốc tế gồm có:
- Hội đồng Thống đốc: đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của IMF. Mỗi nước sẽ được cử một Thống đốc và một Thốc đốc dự khuyết.
- Hội đồng Giám đốc điều hành: đây là cơ quan quản lý quỹ, gồm có 24 giám đốc.
- Ủy ban tiền tệ và tài chính quốc tế: Ủy bản về sự phát triển: đây là uy ban cấp bộ liên tịch giữa Hội đồng thống đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới về sự chuyển giao vốn cho các nước đang phát triển, bao gồm 24 thành viên.
- Cơ cấu bộ máy hoạt động: thành phần nhân sự hành chính, chuyên viên của quỹ IMF là các viên chức dân sự quốc tế, chủ yếu là các chuyên gia kinh tế, ngân hàng; bên cạnh đó còn có chuyên gia kế toán, chuyên gia pháp lý được tuyển dụng từ các nước tham gia.
- Cơ chế biểu quyết: mọi nghị quyết chỉ được thông qua ở Hội đồng Thống đốc hoặc Hội đồng giám đốc điều hành khi có ít nhất 85% phiếu thuận.
- Quyền bỏ phiếu của mỗi thành viên sẽ phụ thuộc vào mức độ đóng góp nguồn tài chính cho quỹ chung.
IV. Mục tiêu hoạt động của IMF
Trong hoạt động kinh tế toàn cầu nói chung và tiền tệ nói riêng, Quỹ tiền tệ Quốc tế có những mục tiêu, vai trò rất quan trọng. Vậy mục tiêu hoạt động chính của IMF là gì? Đó là:
- Hợp tác, ổn định tiền tệ giữa các nước thành viên để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng hoạt động giao lưu thương mại giữa các nước.
- Giám sát, thúc đẩy quá trình hợp tác tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới.
- Khuyến khích, ổn định tình hình tỷ giá hối đoái, tránh phá giá mang tính cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên.
- Hỗ trợ xác lập hệ thống thanh toán đa phương cho những giao dịch vãng lai giữa các nước tham gia, loại bỏ các quản chế ngoại hối khiến thương mại thế giới bị tổn hại.
- Cung cấp ngân quỹ ngắn hạn, dài hạn, cẩn trọng để các nước thành viên cải thiện cán cân thanh toán tiền tệ quốc tế mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nước và toàn cầu.
- Bổ sung dự trữ cho các quốc gia thành viên bằng cách bổ sung SDP nếu các nước có nhu cầu toàn cầu dài hạn; khuyến khích quá trình chuyển chuyển tự dự các nguồn vốn giữa các nước thành viên.
- Khuyến khích mậu dịch tự do, thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa các quốc gia.
Như vậy, nhiệm vụ chính của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF chính là ổn định hệ thống tiền tệ toàn cầu, hệ thống tủ giá và thanh toán quốc tế. Để thực hiện nhiệm vụ này, IMF cần phải theo dõi tình hình kinh tế các nước thành viên và kinh tế toàn cầu. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết bạn đã phần nào hiểu được IMF là gì. Nhiệm vụ, vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.